Chanh, quế, bạc hà… là những loại tinh dầu thường được sử dụng trong điều trị cảm cúm. Chính mùi thơm mạnh của tinh dầu có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng cúm, làm thông mũi, giảm đau đầu. Nhưng bạn cũng cần phải biết nên áp dụng như thế nào để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Contents
Vì sao dùng tinh dầu trị cảm cúm
Hiện nay, có rất nhiều loại tinh dầu được biết đến với khả năng chống nhiễm virus và vi khuẩn đáng kể. Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ đã chỉ ra tinh dầu có thể giúp điều trị cảm cúm. Trên thực tế, tinh dầu đã được dùng từ thời cổ đại vì lợi ích chữa bệnh tuyệt vời.
Được chiết xuất từ 100% thực vật thiên nhiên không chứa bất cứ thành phần hóa học nào. Tinh dầu trị cảm lạnh, thanh lọc đường phế quản, viêm mũi, nghẹt mũi, viêm xoang…
Cách giải cảm bằng tinh dầu có thể dùng phương pháp xông hơi. Hơi nóng tỏa lên và ngồi xông khoảng 15 phút để giúp tiết mồ hôi, lưu thông khí huyết. Mang lại cơ thể khỏe khoắn, không còn ho, sổ mũi, mệt mỏi, cảm cúm…
Công dụng của tinh dầu đem lại
Việc sử dụng tinh dầu là một trong những biện pháp hiệu quả giúp nhiều người khắc phục các triệu chứng cảm cúm mỗi khi thời tiết thay đổi.
- Quế: Hỗ trợ hệ miễn dịch chống vi khuẩn và nấm hiệu quả. Kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm ấm cơ thể
- Bạc hà: Sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Tinh dầu bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
- Hương nhu: Trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, tăng tiết mồ hôi giúp giải cảm.
- Tràm gió: Ngăn ngừa cảm mạo, phong hàn, ho đờm, hen suyễn.
- Gừng: Giúp làm dãn mạch, tăng tiết mồ hôi, cho nên khi bị sốt dùng gừng thì hạ được nhiệt. Tinh dầu gừng là để chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi.
- Sả chanh: Có đặc tính kháng khuẩn, có thể làm giảm các cytokine gây viêm trong cơ thể. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra còn có tác dụng làm ấm bụng hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho, viêm phổi, giải độc rượu.
Cách dùng tinh dầu trị cảm cúm
- Sử dụng lều xông hơi hoặc chọn nơi thật kín gió, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước đã được đun sôi, cho 10 – 15 giọt tinh dầu xông cảm vào xông trong 5 – 10 phút, dùng khăn khô để lau khô mồ hôi. Khi nước xông đã nguội, lấy nước xông tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, đắp chăn nằm nghỉ.
- Xông từ 2-3 lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra còn một vài cách khác để tận dụng hiệu quả của tinh dầu như sau:
- Dùng dụng cụ đốt tinh dầu để làm sạch không khí.
- Xoa bóp tinh dầu vào cổ, đầu, chân khi bị cảm cúm.
- Bạn có thể ngửi trực tiếp trong chai hoặc cho vài giọt ra tay. Điều này sẽ giúp thông đường mũi và làm cho việc thở dễ dàng hơn.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu trị cảm
Tinh dầu là sản phẩm tự nhiên, không có nghĩa là chúng vô hại. Giống như thuốc, tinh dầu có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu một người sử dụng chúng không đúng cách hoặc quá nhiều. Một số rủi ro khi sử dụng tinh dầu bao gồm:
- Kích ứng da hoặc màng nhầy
- Ngộ độc: Không bao giờ nuốt tinh dầu vì nó có thể gây độc
- Da nhạy cảm với ánh sáng
Tinh dầu có thể không an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Ví dụ, có thể có nguy cơ các thành phần hoạt tính sẽ đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Bất kỳ ai có khả năng bị dị ứng cũng nên thận trọng khi sử dụng tinh dầu. Vì chúng có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng.
Luôn để tinh dầu tránh xa mắt. Bảo quản chúng ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi. Nhiều loại tinh dầu gây nguy hiểm cho vật nuôi, vì vậy mọi người nên nghiên cứu xem loại tinh dầu nào an toàn cho vật nuôi trước khi sử dụng tại nhà.
Hy vọng với những thông tin hữu hiệu trên đây, bạn đã lựa chọn được một loại tinh dầu phù hợp để chữa cảm cúm một cách đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà nhé.